Có một thế giới khác hoàn toàn so với sự hiện đại, đó chính là thế giới đồ cổ, đồ xưa vintage.
Ở thế giới đồ cổ, các tín đồ là những người đam mê, đôi khi còn lên đến mức độ được gọi là nghiện. Đồ vintage cổ hay đồ xưa không hề rẻ một chút nào, những chiếc máy điện thoại quay số, đồng hồ Slava, Máy đánh chữ Royal, máy ảnh Zenith, … có giá từ 1 triệu đến hàng chục triệu, hàng trăm triệu..
Thú chơi, sưu tập đồ xưa có thể xuất phát từ hoàn cảnh, quá khứ. Một số tín đồ thế hệ 6X 7X, đầu 8X có cơ hội được sống trong thời gian bao cấp, với họ những món đồ cổ từ thời Liên Xô, Tiệp khắc, Đông Đức và Trung Quốc là một phần cuộc sống của họ. Họ gắn bó với chúng, và có nhiều kỷ niệm. Đến khi tình cờ gặp lại những món đồ đó, họ như được tìm lại được những người bạn và từ 1 món đồ mua về, 2 món đồ mang về.. và dùng hết không gian trong nhà chỉ để trưng bày đồ cổ.
Mỗi món đồ xưa đều có nét đẹp riêng. Ai đã từng nghe giọng ca Tuấn Vũ, Chế Linh qua những bộ cối Akai, Atec, hay từ chiếc đài catset Sharp thì đó là một trời kỷ niệm. Rồi tiếng chuông đồng hồ Cuccu, Odo điểm lên với những âm thanh kỳ diệu của tuổi thơ.
Càng chơi càng nghiện, càng hăng tìm kiếm sưu tập. Ăn uống có thể giảm, chơi có thể giảm nhưng tiền đổ vào thú chơi đồ xưa chỉ có tăng lên. Bạn có biết không, một trong những cái hạnh phúc của họ chính là được “Khoe” những đứa con tinh thần của họ với những anh em đồng môn, họ cùng nhau tập hợp thành những câu lạc bộ, để được chia sẻ, mở rộng quan hệ, cùng nhau bảo tồn, lưu giữ những giá trị thời gian.
Chơi đồ xưa thì cơ bán là khá bình dân hơn chơi đồ cổ. (Đồ xưa thì có độ tuổi khoảng 30 đến 50 năm). Đồ cổ thì khoảng 80 100 năm trở lên). Người chơi đồ cổ thì có lẽ tuổi đời có lẽ cũng khoảng trên 50 tuổi. Hầu hết là những người có kinh tế tốt. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều bộ sưu tập đồ cổ của các đại gia nổi tiếng trong nước. Thú chơi đồ cổ khá đa dạng, từ sưu tập đồ gốm, tranh cổ, xe cổ, đồng hồ cổ, tượng cổ… việc sưu tập và săn đồ cũng khó hơn thú chơi đồ xưa. Người sưu tập đồ cổ, đòi hỏi độ sâu về kiến thức, văn hóa trong và ngoài nước. Những món đồ cổ có thể nói lên đẳng cấp của người chơi, là một tài sản cần được nâng niu bảo vệ.
Thú thực mà nói, để có một bộ sưu tập đồ sộ và hoành tráng như thế, người chơi đồ cổ đôi khi cũng đã từng bị mua phải nhiều món hàng hớ. Những món đồ giả được ngụy trang một cách tinh vi, đến người có kinh nghiệm lâu năm cũng có thể không phân biệt nổi.
Ngược lại thì có nhiều món đồ cổ được người chơi sưu tầm được một cách tình cờ với một cái giá không tưởng là 50 nghìn, sau đó khi sang tay cho chủ mới với giá 200 triệu.
Ở một khía cạnh khác thì nhiều người lại trở thành người làm kinh doanh đồ cổ, đồ xưa xuất phát từ tình yêu ban đầu. Nhiều người lại trở thành chuyên gia thẩm định hay chuyên gia phục chế. Đúng là làm việc với nghề mình yêu thích thì đó là hạnh phúc của cuộc đời.
Giá cả thì sao ạ? Đồ xưa thì có thể định giá dễ dàng hơn đồ cổ. Đồ cổ thường không có giá cố định, giá do người bán quyết định dựa trên độ tuổi, độ hiếm và tình trạng của món đồ, chủ sở hữu cũ là ai? Có nằm trong bộ sưu tập nào không?...
Tư việc bán hay việc cho thuê những món đồ xưa cũng tạo ra thu nhập tốt. Họ vừa chơi, vừa kinh doanh, vừa cho thuê máy đánh chữ, thuê máy ảnh cổ... Khách hàng mua hay thuê đồ xưa thường là những người yêu thích chụp ảnh, những người mở quán café, hay nhà trang trí nội thất hoặc những người sản xuất phim
Việc tìm đến các cộng đồng sưu tập đồ cổ đồ xưa cúng khá dễ dàng. Bạn có thể tham gia các hội nhóm trên các diễn đàn, nhóm facebook. Những hội nhóm này khá chuyên nghiệp. Khi bạn có nhu cầu mua, bán, hay thuê đồ xưa vintage bạn có thể có nhiều lựa chọn phù hợp.
Kinh nghiệm của mình, nên mua 1 2 món đồ như điện thoại quay số, máy đánh chữ, cái máy ảnh cổ để trang trí trong nhà, sẽ tạo ra những điểm nhấn tuyệt vời trong không gian sống của bạn. Tránh mua quá nhiều đồ, dẫn đến chiếm dụng không gian sống của người thân trong gia đình. Và nữa là nhiều món có thể mang bán đi sau khi đã chơi một thời gian, đôi khi lại có tiền để mua đồ mới.
Đừng ham rẻ mà mua nhiều đồ, đôi khi muốn mua đồ chất hơn lại không có tiền. Hãy chơi mỗi thứ 1 món thôi, nhưng phải cực chất, thay vì làng nhàng. Tâm lý lúc mới chơi thường mua khá nhiều đồ, đồ gì cũng mua, mua không có chiến lược dẫn đến cảm thấy “sợ” sau này.
Chốt lại, thú chơi đồ xưa và đồ cổ giúp cuộc sống thêm thi vị, đỡ căng thẳng stress. Nhưng cần chú ý vào cách chơi, cách sưu tập, cách mua bán để ta vui và người thân xung quanh cũng thấy vui. Nếu thấy bừa quá thì nên bán bớt đi, giữ lại hoặc dồn tiền mua vài món chất để trưng bày tạo điểm nhấn trong trang trí. Còn nếu đam mê xa hơn chút thì có thể vừa chơi, vừa kiếm tiền bằng cách mua đi bán lại, cho thuê đồ xưa, đôi khi vừa thỏa mãn đam mê lại vừa có thể đỡ đần kinh tế cho gia đình.
Một số đồ xưa mình bán và cho thuê. Liên hệ với mình nhé.